Niềng răng mắc cài là giải pháp chỉnh nha phổ biến nhất mang lại hiệu quả lâu dài. Niềng răng sử dụng bộ khí cụ mắc cài để chỉnh các răng về vị trí mong muốn. Vì thế, đặc điểm của các loại mắc cài niềng răng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với người chỉnh nha, có thể quyết định đến sự thành bại của ca điều trị.
Hiện có khá nhiều loại niềng răng mắc cài mà người điều trị có thể lựa chọn để chỉnh hình hàm răng. Mỗi loại đều có những đặc điểm nhất định , ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công của ca niềng răng chỉnh nha thẩm mỹ.
Để tiện cho bạn tham khảo về chất lượng của các loại mắc cài niềng răng, chúng tôi xin phân loại theo các tiêu chí khác nhau dưới đây.
Giải pháp niềng răng mắc cài và các loại mắc cài niềng răng
Căn cứ trên chất liệu mắc cài, có thể chia thành 3 loại chính, cụ thể như sau:
– Mắc cài kim loại
– Mắc cài sứ
– Mắc cài pha lê
Mắc cài kim loại thường có chi phí thấp nhất trong số các loại mắc cài niềng răng
Trong số các loại trên,
niềng răng mắc cài kim loại là chất liệu thông dụng nhất và được sử dụng sớm nhất. Loại mắc cài này có độ bền cao, chịu được lực kéo lớn, không dễ bị bung vỡ trong khi niềng chỉnh và tăng lực. Chi phí của mắc cài kim loại cũng mềm hơn các loại còn lại.
Riêng mắc cài sứ và kim loại lại có độ thẩm mỹ cao hơn khi đeo trên răng vì có màu gần giống với màu răng. Tuy nhiên, do độ bền chắc của loại này không cao nên buộc phải thiết kế dày hơn bình thường, chi phí cũng khá cao.
2. Các loại mắc cài niềng răng phân theo cấu tạo
Mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao trong số các loại mắc cài niềng răng
Cấu tạo của các loại mắc cài niềng răng không quá phức tạp, nhưng chỉ có điểm mấu chốt nhất chính là ở vị trí cố định dây cung nối các mắc cài với nhau. Cũng từ khác biệt này mà mắc cài được phân chia thành hai nhóm cụ thể là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.
Mắc cài thường có cấu tạo là phần rãnh mắc cài không có chốt cố định dây cung mà cần phải dùng đến dây chun để buộc lại. Mắc cài tự buộc hay còn gọi là mắc cài tự đóng có phần rãnh mắc cài mang chốt tự động. Chốt này giúp cố định dây cung vào trong rãnh mắc cài một cách chắc chắn, hoàn toàn không phải dùng đến chun buộc.
3. Các loại mắc cài niềng răng chia theo hình thức niềng
Nếu chia theo hình thức điều trị, có hai loại niềng răng là: niềng răng mặt trong và niềng răng mặt ngoài.
Đối với niềng răng mặt ngoài, đây là hình thức phổ biến được áp dụng. Mắc cài sẽ được gắn ở mặt ngoài của răng theo cách thông thường. Hướng điều trị này sẽ thuận lợi hơn cho bác sỹ khi điều trị cho bệnh nhân.
Với niềng răng mắc cài mặt trong, mắc cài sẽ được gắn vào mặt lưỡi của răng. Trong trường hợp này, niềng răng sẽ khó khăn hơn cho bác sỹ, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy vướng víu hơn.
Tuy nhiên, dẫu sử dụng các loại mắc cài niềng răng khác nhau mà bác sỹ điều trị có trình độ giỏi và tay nghề cao thì đều có thể yên tâm điều trị. Kết quả niềng răng đạt được là như nhau, thẩm mỹ và phục hồi chức năng cho hàm răng, khớp cắn tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét