Sâu răng là một bệnh phá hoại cấu trúc răng. Nếu không được chữa trị, sâu răng trong thai kỳ có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và tử vong đối với những ca nặng. Tuy nhiên có nên hàn răng khi mang thai hay không?
1. Nguyên nhân bị sâu răng trong thai kỳ
Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy buồn nôn. Điều này khiến lượng pH trong nước bọt giảm đi và gây ra các bệnh răng miệng. Ngoài ra, chế độ ăn uống khi mang thai cũng làm tăng sự thèm ăn vào nửa đêm và sáng sớm. Nếu thai phụ không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ tăng cao nguy cơ gây sâu răng trong thai kỳ.
Nếu bị sâu răng trong thai kỳ mẹ bầu có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Theo số liệu thống kê có khoảng 25% phụ nữ sâu răng trong thai kỳ đẻ non trước tuần thứ 35.
2. Biện pháp phòng ngừa sâu răng trong thai kỳ
Nếu sâu răng trong thai kỳ chưa bị nặng thì có thể điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế ăn đồ ăn chưa nhiều tinh bột và đường, hạn chế uống đồ uống có gas, có cồn.
Khi răng đã có lỗ sâu cần đến bác sỹ nha khoa để được tư vấn, phục hồi cấu trúc men răng bằng các
vật liệu trám răng. Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng.
– Vệ sinh răng miệng: đánh răng 2 lần/ngày, súc miệng sau khi ăn. Mẹ nên chọn bàn chải răng mềm tránh gây tổn thương cho nướu. Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm acid trong miệng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh sâu răng trong thai kỳ
– Khám răng định kỳ: khi mang thai, nên đến nha sĩ khám định kì 3 tháng một lần để phát hiện sớm sâu răng trong thai kỳ và làm sạch vôi răng, mảng bám.
– Trám răng và nhổ răng: việc trám răng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên can thiệp nên nhẹ nhàng, tránh việc trám răng trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét