1. Cách phòng ngừa bệnh lở miệng do các nguyên nhân thông thường
Trước khi quyết định nên áp dụng cách phòng ngừa bệnh lở miệng cụ thể nào nên bắt đầu bằng việc xác định xem nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này ở từng trường hợp cụ thể.
Chẳng hạn nếu như:
- Nguyên nhân là do cơ địa nóng thì nên tăng cường bổ sung các thực phẩm mát hoặc các liệu phát uống trà thanh nhiệt cơ thể.
- Nguyên nhân là do thiếu sinh tố PP thì nên bổ sung viên uống PP trong một đợt nhất định.
- Nguyên nhân là do cơ thể thiếu acid folic thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn giàu acid folic hoặc dùng viên uống acid folic.
- Nguyên nhân là do các chất hóa học có trong kem đánh răng, nước súc miệng thì có thể thay loại kem khác phù hợp và lành tính hơn.
- Nguyên nhân là do vi khuẩn Streptococcus (chuỗi cầu Sanguis) thì cần thăm khám để biết loại thuốc dùng nào phù hợp.
- Nguyên nhân là do vấn đề tâm sinh lý như stress hay trầm cảm, thời kỳ kinh nguyệt thì chỉ cần cân đối lại tâm sinh lý, bệnh sẽ tự khắc qua đi.
2. Cách phòng ngừa bệnh lở miệng do nguyên nhân siêu virus Herpes Simplex (HSV-1)
Khi bệnh lở miệng phát do siêu virus Herpes Simplex (HSV-1) thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần và có thể lây lan trên diện rộng hơn cho người bệnh và cho cà người khác khi tiếp xúc qua da.
Khi bôi thuốc nên tránh không cho giây ra các vùng xung quanh
Nhưng do bệnh là lành tính, không biến chứng nguy hiểm và có thể tư khỏi nên cách phòng ngừa bệnh lở miệngtrong trường hợp này chủ yếu nhằm các mục tiêu sau:
- Giảm những khó chịu do bệnh gây ra
- Tránh sự lan rộng trên các bộ phận cơ thể của người bệnh
- Tránh không cho bệnh lây sang người khác.
Vì bệnh có liên quan đến siêu virus tồn tại sẵn dưới da nên khó phòng cho bệnh không phát nhưng có thể làm bệnh suy giảm mức độ khi khởi phát.
Bởi vậy, cách phòng bệnh lở miệng hiệu quả trong trường hợp này là cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Ngay khi có dấu hiệu ngứa rát ở các vị trí đã từng bị lở loét hoặc các vị trí xung quanh bạn có thể dùng kem đặc trị để bôi lên vết đỏ rát.
- Duy trì bôi thuốc trong suốt thời gian vết lở tồn tại cho đến khi loét và đóng vảy hoàn toàn. Thuốc kháng virus có thể dùng là: Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir, Penciclovir,… để bệnh nhanh liền hơn.
- Khi mụn nước vỡ ra cần tránh để vết mụn tiếp xúc trực tiếp với các vùng da lành khác, tránh dùng tay chạm vào vết lở rồi chạm đến các vùng khác như mắt, mũi, má. Vì lở miệng có thể lây ra bất cứ vùng da nào khác. Đồng thời tránh để vết lở tiếp xúc với người khác trực tiếp hoặc dán tiếp qua tay, khăn mặt, bàn chải răng,…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét