Mài răng cửa ngắn lại là biện pháp để khắc phục tình trạng răng cửa kích thước quá dài hoặc to. Vậy mài nhỏ răng cửa như thế nào? Tỷ lệ mài răng cửa chuẩn là bao nhiêu? Để bạn không “mông lung” về vấn đề này, bệnh viện nha khoa Kim xin đưa ra một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải chuẩn nhất cho băn khoăn trên.
1. Có nên mài răng cửa không?
Mài răng được xem là thao tác xâm lấn răng cho nên dù vì mục đích gì thì các nha sỹ cũng khuyến cáo nên hạn chế mài răng, nhất là mài răng cửa.
Có nên mài răng cửa không?
Do đó, nếu muốn thực sự thực hiện phương pháp này thì tốt nhất bạn nên cẩn trọng. Nếu răng quá dài, to hoặc chỉ bị vẩu nhẹ thì mới nên áp dụng để tránh xâm lấn quá nhiều đến men răng thật.
Trong trường hợp bị vẩu nặng, nên kết hợp mài răng cửa và kết hợp bọc răng sứ để điều trị.
2. Những tình huống cụ thể nên mài răng cửa thẩm mỹ
Mài răng cửa bị sứt mẻ nặng
Khi răng cửa bị sứt mẻ mức độ nặng trám răng không đem lại hiệu quả thì mài răng để làm chụp răng sứ phục hình lại là giải pháp tối ưu nhất. Mài răng cửa nhỏ lại tạo điều kiện làm trụ bám chắc chắn cho răng sứ. Nếu trám răng ở vị trí răng cửa, miếng hàn trám lớn thì độ bền không được đảm bảo.
Những tình huống cụ thể nên mài răng cửa thẩm mỹ
Mài răng cửa bị gãy vỡ cần phục hình lại
Do lí do nào đó mà bạn bị gãy răng theo chiều dọc, ngang hay chéo phần lớn mô răng đều bị mất và rất khó có thể trám lại đảm bảo cho răng được phục hình tốt như ban đầu. Với trường hợp này, thường chỉ khắc phục bằng cách mài phần mô răng còn lại thành cùi răng để bọc răng sứ. Vì vậy, mài răng cửa là giải pháp cần thiết để tái tạo lại răng cửa cho bạn.
Mài răng cửa bị kênh, hô và dài hơn so với các răng khác
Nếu bạn có răng cửa hơi dài hơn so với các răng khác trên cung hàm thì có thể mài răng cho ngắn lại cho bằng với các răng kế cận.
Nếu răng bị kênh, nhìn qua có cảm giác bị hô, nếu bạn không muốn đeo niềng răng, có thể mài răng để chỉnh lại. Tuy nhiên, mài răng cửa trong trường hợp này chỉ áp dụng cho tình trạng răng cửa bị hô nhẹ thì mới có hiệu quả.
3. Mài răng cửa có đau không?
Khi mài răng cửa, sẽ bị xâm lấn một chút tới cấu trúc răng nên ít nhiều sẽ gây ra đau nhức, nhưng thường cảm giác này có rõ nét hay không thì còn tùy thuộc vào chuyên môn của nha sỹ, kỹ thuật thực hiện như thế nào.
Nếu đường nét hoàn hảo, sắc nét, không phạm ngà tủy thì không gây đau nhức quá nhiều. Đặc biệt, nếu bạn được hỗ trợ bởi thuốc gây tê cục bộ thì hầu như cảm giác đau nhức khi mài nhỏ răng cửa là không có. Nếu răng của bạn quá nhạy cảm thì nha sỹ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho bạn.
Mài răng cho ngắn lại sau 2h, thuốc gây tê tan hết, bạn sẽ có 1 chút ê buốt vùng đang điều trị. Nhưng bạn không nên quá lo lắng vì cảm giác này sẽ hết khi bạn phục hình răng sứ xong.
4. Cách mài nhỏ răng cửa tỷ lệ chuẩn y khoa
Cách mài nhỏ răng cửa chuẩn tỷ lệ y khoa– Tỷ lệ mài răng chuẩn: (được tính theo tiêu chí là không xâm phạm sâu đến ngà răng). Tỷ lệ mài răng cửa cố định trong khoảng từ 0,6mm – 1mm. Thân răng từ 1mm – 1,5mm, cạnh cắn từ 1,2mm – 2mm. Tỷ lệ mài này càng nhỏ càng tốt cho răng. Chỉ khi răng cửa to và dài ở mức độ nhẹ mới được chỉ định áp dụng cách mài răng.
– Mài răng nhỏ đi nhưng cần phải đảm bảo sao cho vị trí răng mài được tạo hình lại theo đúng hình thể ban đầu để răng vẫn có được vẻ tự nhiên như trước khi mài.
– Răng thường được mài ở cả 5 mặt khác nhau nhưng phải luôn đảm bảo góc độ thích hợp, tốt nhất theo góc 3 độ phương thẳng đứng để khi răng sứ bọc vào có độ bám chắc nhất định, không bị hở răng, không sai khác tỷ lệ.
– Sau mài cần có biện pháp bảo vệ mặt răng gọi là bọc răng sứ. Đây là phương pháp sử dụng một mão sứ chế tạo theo dấu hàm chụp bọc lên phần răng thật đã mài nhằm che khuyết điểm trên răng, cách ly vị trí men răng bị mài với các tác động của yếu tố bên ngoài như lực nhai, axit, kích thích nóng lạnh hay các vi khuẩn có hại.
5. Lưu ý khi mài răng cửa
– Nếu không phải là tình huống “bất khả kháng” như mài răng để bọc răng sứ khắc phục răng nhiễm kháng sinh thì mài răng cửa luôn không được khuyến khích vì đó là thao tác xâm lấn tới men răng là lớp bảo vệ răng.
– Chỉ được mài với tỷ lệ nhỏ, không vượt quá 2mm. Phải đảm bảo không xâm lấn quá sâu tới ngà răng, tủy răng.
– Chỉ mài răng cửa khi có sức khỏe tốt. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng. Vì có như vậy mới có thể làm trụ đỡ cho chụp răng. Nếu sức khỏe yếu mà mài răng, về lâu dài sẽ bị hỏng cả răng thật và chụp răng sứ.
Mài răng cửa tại Kim Hospital
Trên đây là 5 điều bạn không thể bỏ qua khi muốn mài răng cửa. Mỗi điều lưu ý trên đều rất quan trọng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định mài nhỏ răng cửa. Nếu có thể hãy bọc răng sứ – đây là giải pháp vừa khắc phục được những khuyết điểm của răng mà vẫn đem lại hàm răng trắng đẹp.
Mài răng cửa tại bệnh viện nha khoa Kim, chuyên gia phục hình răng sứ BS Nguyễn Thái Công, BS Lê Thị Hồng Mai sẽ trực tiếp thực hiện phục hình răng cho bạn, đảm bảo cách điều trị nhẹ nhàng, không đau, chính xác, chẩn đoán đúng và chỉ định hợp lý.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới mài răng cửa, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại19006899 hoặc tới trực tiếp địa chỉ số 31 Nguyễn Đình Chiếu, P. Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn mài răng cửa và phục hình răng hiệu quả nhất nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét